Tổng quan Hệ động vật Canada

Khung cảnh sinh thái ở Canada

Canada là quốc gia lớn thứ hai thế giới với những ngọn núi trải dài, đồng cỏ rộng lớn cũng như diện tích rừng lớn trên thế giới (đất nước này có trữ lượng rừng hàng đầu thế giới) giúp Canada trở thành quốc gia có số lượng động vật cư trú nhiều nhất so với các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên tại Canada được xem là lý tưởng đối với khá nhiều loài sinh vật hoang dã. Nơi đây quy tụ nhiều loại động vật từ những loài phổ thông đến những loài quý hiếm đang được báo động.

Canada có phong cảnh thiên nhiên với những đồng cỏ miên man, vườn quốc gia rộng lớn, nui non hiểm trở đó chính là nguyên nhân để các loài động vật hoang dã cư trú và phát triển. Sự phong phú động vật Canada tùy thuộc vào từng vùng, từng dạng địa hình và khí hậu mỗi khu vực. Một số loài động vật ăn cỏ như tuần lộc, nai sừng tấm, bò rừng, hươu, thỏ, sóc và các loài gặm nhấm sống trong rừng, nơi có nhiều thức ăn và các loại hạt thường sống ở các bìa rừng và các đồng cỏ mênh mông. Đây là một trong những môi trường sống thuận lợi còn sót lại của các loài hoang dã.

Đặc điểm

Động vật ở Canada thực sự phong phú và đa dạng, những vùng đồng cỏ rộng lớn của Canada là thiên đường cho các loài động vật ăn cỏ như tuần lộc, nai sừng tấm, bò rừng với những đồng cỏ xanh mướt trải dài. Mặt nước trong nội địa và vùng biển Canada là môi trường lý tưởng cho những loài sinh vật phù du, động vật lưỡng cư phát triển mạnh mẽ và động vật có vú ăn phù du cũng phát triển dồi dào. Vùng đồng cỏ rộng lớn là nơi sinh sống của các loài động vật ăn cỏ như hươu, nai sừng tấm trong khi đó, các loài thỏ, sóc và các loài gặm nhấm sống trong rừng, nơi có nhiều thức ăn và các loại hạt không ngừng sinh sôi với số lượng ngày càng tăng. Các loại chim săn mồi như chim ưngđại bàng có mặt quanh năm trong khi các loài chim khác như những loài ăn côn trùng thường di trú về phương Nam trong mùa đông.

Hải ly Bắc Mỹ, loài biểu tượng của Canada

Sự đa dạng động vật của Canada có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và lý do. Có thể là do quá trình băng hà đã đưa các sinh vật phải di chuyển xuống phía Nam để có thể sinh tồn, và khoảng thời gian 10.000 năm kể từ khi kỷ băng hà Wiscosin chấm dứt không đủ cho quá nhiều loài trở lại. Phần lớn lý do cho việc này bắt nguồn từ thời kỳ băng hà. Canada là một quốc gia có đường bờ biển dài đã giúp quốc gia này có sự đa dạng về sinh vật biển, động vật lưỡng cư và động vật có vú ăn phù du cũng phát triển dồi dào.

Nếu mô hình đa dạng thực vật đi theo chiều Tây-Đông thì sự đa dạng động vật của Canada hình thành theo tác động của môi trường từ Bắc xuống Nam. Hệ động vật ở Canada được được phân theo từng vùng địa lý khác nhau, càng lên phía Bắc thì số lượng loài động vật càng ít đi và càng vào Nam thì số lượng động vật lại phong phú do những loài biết bay, biết bơi và động vật hoang dã ở Canada buộc phải thích nghi với mùa đông lạnh giá nên dần dần di chuyển đến miền Nam để thích nghi hơn, số lượng động vật miền Nam nhiều là do các loài động vật tìm đến để trú đông. Nói chung, càng đi lên phía Bắc thì số lượng loài càng ít đi, bất kể là loài sống dưới nước, trên cạn, loài biết bơi hay biết bay

Động vật hoang dã ở Canada phải thích nghi với mùa đông lạnh giá bằng nhiều cách khác nhau: phát triển lớp mỡ dày hoặc di trú vào mùa đông. Vào mùa đông, một số loài di cư xuống phía Nam vào mùa đông, một số loài khác phát triển lớp da và lông dày, một số loài lại dự trữ năng lượng vào mùa hè, chuẩn bị cho kỳ nghỉ đông. Một số loài di cư xuống phía Nam vào mùa đông, một số loài phát triển lớp da và lông dày, và lại có những loài ngủ đông, sống nhờ lớp mỡ dày tích tụ trong mùa hè. Các loại chim săn mồi như chim ưng và đại bàng có mặt quanh năm trong khi các loài chim khác như những loài ăn côn trùng thường di trú về phương Nam trong mùa đông.

Bảo tồn

Một con rắn nước ở CanadaỐc sên vỏ nâu ở Canada

Với sự đa dạng của các loài động vật nên từ lâu Canada đã trở thành một trong những quốc gia thu hút được nhiều du khách tìm đến khám phá và tìm hiểu. Người Canada luôn trân trọng thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống luôn được người dân và Chính phủ nước này quan tâm và đặc biệt chú trọng. Nhiều loài động vật hoang dã tại Canada luôn sống rất gần với con người. Ở Canada công tác bảo vệ môi trường và động vật được tiến hành rất nghiêm ngặt. Người dân Canada rất có ý thức bảo vệ động vật cho nên số lượng loài cũng không bị giảm đi mà ngày càng được phát triển. Ngoài các động vật phổ biến thì động vật quý hiếm như hươu xạ, sếu, đại bàng đầu trọc được pháp luật bảo vệ và bảo tồn.

Trước đây, sự xâm lấn của con người đã làm một số động vật quý hiếm bị tuyệt chủng, một số loài như tuần lộc Dawson, chồn Vizon nước mặn và chim Anca (một loài chim giống chim cánh cụt) đã bị săn lùng dẫn đến biến mất; các loài khác như gà thảo nguyên thì số lượng bị suy giảm trầm trọng vì môi trường sống tự nhiên bị phá hủy. Trước tình hình này, vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm ở Canada, những quy định chặt chẽ về săn bắn và những cố gắng bảo tồn đang trở thành xu thế chung. Trước tình hình này, pháp luật đã vào cuc và có những quy định chặt chẽ về săn bắn, bảo tồn động vật quý hiếm.

Canada cũng đầu từ thành lập nhiều trung tâm bảo tồn, chẳng hạn như Khu dã sinh African Lion Safari (thuộc thành phố Ontario, Canada) thu hút khách du lịch bởi thế giới động vật muôn màu, du khách có thể ngồi trên xe hơi và chạy quanh công viên để ngắm rất nhiều loại động vật quý hiếm. Vườn thú Toronto công viên động vật lớn nhất Canada là nơi du khách có thể tìm thấy rất nhiều loài dộng vật quý hiếm đã tuyệt chủng ở nhiều nơi. Đến đây du khách không chỉ được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên mà còn được chơi đùa với những loài động vật ngộ nghĩnh. Trải rộng trên diện tích 287ha, vườn thú Toronto là nơi nuôi dưỡng và bảo tồn động vật lớn nhất ở Canada.

Đây là nhà của hơn 5.000 cá thể động vật thuộc 500 loài khác nhau. Những loài động vật ở vườn thú này luôn nhận được sự chăm sóc tốt nhất từ những chuyên gia dinh dưỡng.Vườn thú Toronto được chia làm nhiều khu vực khác nhau, với môi trường sống phù hợp với tất cả các loài động vật đến từ nhiều nơi trên thế giới. Đặt chân đến vườn thú Toronto, du khách sẽ được dịp ngắm nhìn voi đi lang thang trên những đồng cỏ rộng mở, khỉ đột lười biếng trong khu rừng nhiệt đới hay cá đuối gai độc bơi trong hồ nước lớn cùng nhiều loài động vật khác.

Vấn đề

Tập tin:Aix sponsa -British Columbia, Canada -male-8a.jpgMột loài chim ở British ColumbiaRùa sơn ở Canada

Nạn săn bắn động vật hoang dã vẫn còn diễn ra đâu đó ở quốc gia này, trong đó gấu Bắc cực, loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đang trở thành mục tiêu săn bắn của các công ty du lịch Canada và thú tiêu khiển của những người ưa cảm giác mạnh. Săn gấu Bắc Cực trở thành thú vui của nhiều người Canada. Họ sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để thỏa mãn thú vui. Các công ty du lịch nắm bắt cơ hội này đã mở các tour săn gấu. Chúng là loài động vật có vú lớn của bộ ăn thịt. Loài gấu này sống ở Alaska, Canada, Greenland, Na Uy và Nga. 60% trong số đó tập trung tại Canada. Con đực khi trưởng thành có thể nặng tới 800 kg, trọng lượng con cái thường bằng nửa con đực.

Kỳ săn loài động vật to lớn này sẽ diễn ra trong 10 ngày và các công ty du lịch đảm bảo 100% sẽ thành công. Ngoài việc thưởng thức thú vui mạo hiểm, những người đi săn còn muốn có được da và các bộ phận khác trên cơ thể loài gấu. Du khách sẽ trả phí một tour trọn gói, bao gồm phí đi lại, chỗ ăn ở, bảo hiểm, dụng cụ săn bắn, công cụ dẫn đường và những chi phí khác, giá một tour trọn gói lên tới 35.000 USD. Nhiều du khách Trung Quốc cũng tới Bắc Mỹ để tham gia tour săn gấu. Có lý giải rằng việc săn bắn gấu Bắc Cực là một giải pháp tốt để bảo vệ chúng. Bởi khi gấu đực tiến về phía gấu cái, nếu gặp gấu con thì con đực sẽ giết kẻ bé hơn ngay lập tức. Do đó, tiêu diệt gấu đực là cách để bảo vệ gấu.

Từng khoảng 20 000 sinh vật biển đã trôi dạt vào bờ biển của nước này, nguyên nhân của vụ việc chưa được làm rõ. Sự việc xảy ra trên bờ biển Nova Scotia gần thành phố cảng Digby. Cảnh sát biển phát hiện trên bờ hàng ngàn con cá, cua, tôm hùm, sao biển, động vật có vỏ và động vật biển khác, đó không phải là "hải sản tươi sống", chúng dạt vào bờ biển khoảng năm ngày trước. Nhà chức trách đã ban hành một tuyên bố đặc biệt, cảnh báo người dân địa phương về việc không tiêu thụ cá chết. Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích nước đáy biển, và đi đến kết luận rằng môi trường trong khu vực nơi có khối lượng lớn các sinh vật biển dạt vào là bình thường. Đặc biệt, ở dưới đáy biển trong khu vực này rất nhiều tôm cá sinh sống.

Giới chức địa phương Canada cũng rất lo ngại về sự xuất hiện của cá chép châu Á ở sông Saint Lawrence. Chính quyền tỉnh đang tìm mọi cách ngăn chặn sự hoành hành của loài cá này trong hệ thống sông, hồ và kênh rạch trọng yếu. Việc cá chép châu Á xuất hiện ở sông này dẫn tới nguy cơ cao phát tán rộng trong hệ thống sông ngòi ở Canada. Khảo sát 110 địa điểm trên Saint Lawrence tìm thấy cá chép châu Á trong ít nhất 16 địa điểm. Chính quyền tỉnh cảnh báo cuộc xâm lấn của cá chép châu Á có thể gây thiệt hại trị giá hàng triệu dollar Canada (CAD) cho nền kinh tế, hiện chưa tìm được giải pháp nào khả thi nhằm ngăn chặn sự xâm lấn của cá chép châu Á. Chính quyền tỉnh đã đưa ra lệnh cấm sử dụng cá mồi sống để câu cá trong mùa hè này, lệnh cấm sẽ được nghiên cứu mở rộng vào các mùa khác.

Các quan chức y tế Canada cho biết số người nhiễm cúm H1N1 tại nước này đã lên tới con số 85 (tăng 34 trường hợp), đồng thời phát hiện trường hợp cúm lây từ người sang động vật đầu tiên trên thế giới. Cơ quan thanh tra thực phẩm Canada cho biết hơn 200 con heo tạo một trang trại ở tỉnh miền tây Alberta đã bị nhiễm cúm H1N1, và nhà chức trách liên bang tin chúng bị nhiễm bệnh từ một công nhân Canada trở về từ Mexico, hơn 200 con heo mắc bệnh được hồi phục và số heo nói trên đã bị cách ly để đề phòng khả năng virus có thể lây cho người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ động vật Canada http://books.google.ca/books?id=-xQalfqP7BcC&lpg=P... http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/anh/the-gio... http://nld.com.vn/suc-khoe/canada-phat-hien-cum-h1... http://tuoitre.vn/tin/can-biet/20170304/ca-chep-ch... http://news.zing.vn/thu-san-gau-bac-cuc-tai-canada... https://books.google.ca/books?id=-xQalfqP7BcC&lpg=... https://books.google.ca/books?id=N4caAAAAYAAJ&dq=B... https://books.google.ca/books?id=RjeL9ymSfx4C&lpg=... https://vn.sputniknews.com/world/201612312777726-s...